Gà Chọi 4 Tháng Tuổi Cân Nặng Mấy Kg?

Giai đoạn gà chọi được 4 tháng tuổi là thời kỳ gà bắt đầu bước vào giai đoạn “dậy thì”. Cho nên nhiều anh em muốn biết gà chọi 4 tháng tuổi cân nặng mấy kg để tiện theo dõi và chăm sóc. Để giúp anh em thuận lợi hơn trong quá trình nuôi dưỡng, chúng tôi sẽ trình bày chi tiết về cân nặng cũng như hướng dẫn cách chăm sóc gà chọi giai đoạn 4 tháng tuổi trong bài viết dưới đây. Mời anh em cùng theo dõi.

Gà chọi 4 tháng tuổi cân nặng mấy kg?

Gà chọi 4 tháng tuổi nặng từ 1,4 đến 1,6kg. Đây là thời điểm gà phát triển nhanh. Một số con gà đã bắt đầu thay lông, tức là bước vào giai đoạn gà chọi tơ. Đây là một thời kỳ khá nhạy cảm mà bất kỳ người nuôi gà nào cũng phải hết sức chú ý. 

  • Thứ nhất: Thời kỳ này gà phát triển rất nhanh nên cần bổ sung dinh dưỡng nhiều hơn các thời kỳ trước
  • Thứ 2: Nếu con gà nào bắt đầu bước vào giai đoạn thay lông sẽ bị mất sức. Cần được hưởng chế độ chăm sóc tốt hơn. Cho ăn thực phẩm giàu đạm và các loại vitamin để lông mới mọc nhanh, dài mượt hơn.

Lúa mầm là thức ăn phù hợp nhất cho gà thời kỳ này. Trong lúa mầm nhiều chất dinh dưỡng hơn thóc, nên ngâm lúa qua đêm để loại bỏ tạp chất, bụi bẩn sau đó để ráo mới cho gà ăn. Ngoài ra vẫn cần đảm bảo cho gà ăn đầy đủ các thực phẩm khác như rau, củ, chất đạm…

Gà chọi 4 tháng tuổi nặng từ 1,4 đến 1,6kg

Chế độ dinh dưỡng khi nuôi gà chọi 4 tháng tuổi

Trong quá trình chăm sóc gà chọi, yếu tố dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của gà. Muốn cho gà chọi 4 tháng tuổi to khỏe, lớn nhanh anh em cần chú ý áp dụng chế độ dinh dưỡng đầy đủ như sau:

  • Cho gà ăn ngày 2 bữa vào khung giờ cố định. Sáng vào khoảng 8 đến 9 giờ, chiều từ 4 đến 5 giờ. Thức ăn chính là ngô, thóc, cơm…Từ 4 tháng tuổi trở lên cần bổ sung thêm các loại rau, thức ăn giàu đạm, ngũ cốc, đồ tươi.
  • Ngoài 2 bữa chính thì tùy theo độ tuổi và thời điểm trước hay sau thì đấu có thể bổ sung thêm bữa phụ cho phù hợp.
  • Cần thiết cho gà uống đủ nước, nước sạch, để quá trình phát triển và tiêu hóa của gà được tốt hơn, hấp thụ được tối đa chất dinh dưỡng trong thức ăn.
  • Máng ăn, máng uống cũng phải được vệ sinh sạch sẽ, cọ rửa thường xuyên. Không để thức ăn, đồ uống lưu cữu lâu ngày. Sẽ chứa đựng rất nhiều mầm bệnh có hại cho gà.
  • Để gà khỏe mạnh hơn, sức đề kháng cao hơn thì nên cho gà uống bổ sung thêm thuốc bổ nhóm B mỗi tuần 2 đến 3 viên. Cho ăn thêm tỏi tươi để phòng chống cảm cúm và tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa.
Một số con gà 4 tháng tuổi đã bắt đầu thay lông

Hướng dẫn phòng bệnh cho gà chọi 4 tháng tuổi

Ngoài chế độ dinh dưỡng đảm bảo thì để gà phát triển khỏe mạnh, toàn diện công tác phòng bệnh cũng đóng vai trò rất quan trọng.

Vệ sinh chuồng trại

Trong chăn nuôi gà thường cũng như gà chọi, việc vệ sinh chuồng trại sạch sẽ gần như là yếu tố bắt buộc để phòng tránh bệnh tật cho gà. Anh em cần quét dọn chuồng trại hàng ngày để đảm bảo oxy được cấp đủ và tạo độ thông thoáng, sạch sẽ cho gà được phát triển toàn diện.

  • Vệ sinh chuồng trại bằng quét dọn hàng ngày, phun thuốc sát trùng, sát khuẩn đúng định kỳ cho toàn bộ chuồng nuôi và các dụng cụ chăn nuôi. Điều này là để hạn chế tối đa sự phát triển của các mầm bệnh. 
  • Máng ăn, máng uống của gà cần được làm sạch để đảm bảo đồ ăn, thức uống của gà giữ nguyên dinh dưỡng và hợp vệ sinh. Không để nước hoặc máng ăn thường xuyên trong chuồng gà. Sau khi cho gà ăn và uống nước thì phải dọn dẹp ngay. Đây là biện pháp nhằm để tránh gây đổ nước, thức ăn rơi vãi trong chuồng gà.
  • Anh em cần sát khuẩn và làm khô phân gà để đảm bảo sàn chuồng chứa phân có độ ẩm thấp, không đọng nước. Nếu không xử lý thì phân gà sẽ bị ẩm, hôi, gây ô nhiễm môi trường chuồng trại. Nên dùng mùn cưa, tro trấu hoặc vôi để khử trùng và làm khô phân gà.
  • Thường xuyên tiến hành thay rơm cho gà, tránh tình trạng ẩm mốc ảnh hưởng đến sức khỏe của gà. Có thể thay thế rơm bằng cách lót lưới nhằm hạn chế phân hủy phân, lót lưới rạch dễ dọn dẹp và làm sạch.
  • Sử dụng men vi sinh EMC để xử lý mùi hôi phân thải, hạn chế ruồi, muỗi, bọ, phân hủy được các vi sinh vật gây thối. Đó là những tác nhân gây bệnh cho gà chọi.
  • Ngoài ra anh em cần vệ sinh khu vực xung quanh chuồng nuôi gà chọi sạch sẽ, đề phòng virus bệnh lây lan, ảnh hưởng tới sức khỏe của gà.
Thời kỳ này gà bắt đầu phát triển rất nhanh

Tiêm vắc xin phòng bệnh

Một trong những điều đảm bảo cơ chế phòng bệnh cho gà chọi tối ưu nhất đó là, phải tiêm phòng các loại vắc xin. Đối với từng loại bệnh như cúm, cầu trùng, virus… thì đều có liều vắc xin tương ứng. Anh em cần cho gà chọi tiêm đúng lịch, đủ liều để đảm bảo thể trạng của gà luôn có kháng thể phòng bệnh. Hoặc nếu chẳng may gà có bị nhiễm bệnh, gà được tiêm phòng thì bệnh cũng nhanh khỏi hơn.

Thông tin tham khảo cân nặng gà chọi theo độ tuổi

  1. Gà chọi con mới nở thường có cân nặng khoảng 30 đến 35 gram. Mức cân nặng này cũng tương đương với những giống gà thịt hay gà ta. Tuy nhiên gà chọi có mức độ tăng trưởng nhanh. Nên nếu được chăm sóc tốt cho ăn thức ăn phù hợp thì trong vòng 7 đến 10 ngày đầu cân nặng có thể tăng lên 4 – 5 lần. Đến lúc 1 tháng tuổi đạt từ 200 đến 300 gram.
  2. Cân nặng lúc 2 tuổi của gà chọi vào khoảng 0,7 đến 0,8 kg. Thời kỳ này gà cũng đã có thể tự đi bộ kiếm ăn nên cần lưu ý loại bỏ những loại cây, cỏ có hại xung quanh khu vực sinh sống của gà.
  3. Gà được 3 tháng tuổi là thời kỳ bắt đầu có nhiều sự thay đổi. Chế độ dinh dưỡng cần phải đầy đủ và đa dạng để hỗ trợ tốt hơn cho quá trình sinh trưởng. Lúc này gà đã trở nên cứng cáp hơn và có dấu hiệu phát triển nhanh. Cân nặng lúc này của gà vào khoảng 1 đến 1,2kg.
  4. Cân nặng gà chọi lúc 5 – 6 tháng khoảng 2,2 đến 2,5kg. Đây được coi là giai đoạn gà tơ. Gà sẽ phát triển rất nhanh, rất mạnh và tương lai gà có đủ sức chiến đấu hay không phụ thuộc phần lớn vào chế độ chăm sóc ở giai đoạn này.
  5. Gà chọi 7 tháng tuổi trở lên có thể đạt tới cân nặng từ 2,6 đến 2,9 kg. Với cân nặng này gà đã có thể tham chiến ở các đấu trường nếu như có đủ khả năng.
  6. Gà chọi trên 1 tuổi được coi như đã phát triển toàn diện. Cân nặng lúc này cũng đã đạt đến mức chuẩn, cố định khoảng 2,8 đến trên 3kg. Cân nặng có sự khác biệt giữa gà trống và gà mái. 

Trên đây là những kiến thức cơ bản về cân nặng và cách chăm sóc gà chọi 4 tháng tuổi. Gà chọi ở giai đoạn này cần được nuôi dưỡng thật tốt thì khi 7 tháng tuổi mới có thể cho tập luyện để trở thành gà chiến chuyên nghiệp. Anh em hãy cùng tham khảo những thông tin được BJ88 đưa ra để giúp gà chiến của mình có thể lực tốt nhất nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *